Nội dung
- I. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Vĩnh phúc.
- II. Bản đồ giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:
- III. Bản Đồ Huyện Và TP Tỉnh Vĩnh Phúc.
- 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên
- 3.2 Bản đồ hành chính thành phố Phúc Yên.
- 3.3 Bản đồ hành chính huyện Bình Xuyên.
- 3.4 Bản đồ hành chính huyện Lập Thạch.
- 3.5 Bản đồ hành chính huyện Sông Lô.
- 3.6 Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo.
- 3.7 Bản đồ hành chính huyện Tam Dương.
- 3.8 Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường.
- 3.9 Bản đồ hành chính huyện Yên Lạc.
- IV. Bản Đồ Google Map Tỉnh Vĩnh Phúc.
Thông Tin Bản Đồ Tỉnh Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Thông Tin Tổng Quan về Tỉnh Vĩnh phúc:
Khu Vực | Đồng bằng sông Hồng |
Tỉnh lỵ | Thành phố Vĩnh Yên |
Trụ sở UBND | đường Nguyễn Trãi, thành phố Vĩnh Yên |
Diện tích: | 1.235,2 km² |
Dân số: | 1.154.154 |
Mật độ dân số: | 934 người/km² |
Biển số xe: | 88 |
Mã vùng điện thoại: | 211 |
Website | vinhphuc.gov.vn |
I. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Vĩnh phúc.
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 2 thành phố: Vĩnh Yên (tỉnh lỵ), Phúc Yên Nguyễn và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 136 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 phường, 105 xã và 16 thị trấn.
Danh sách đơn vị hành chính trên bản đồ Vĩnh Phúc: Thành phố Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Dương, huyện Tam Đảo, huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc.
vị trí địa lý Tỉnh Vĩnh phúc:
+ Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên (với ranh giới là dãy núi Tam Đảo) và tỉnh Tuyên Quang.
+ Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Lô.
+ Phía nam và phía đông giáp thủ đô Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
II. Bản đồ giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:
Giao thông đối ngoại: Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai; các trục đường chính: Quốc lộ 2, đường BOT tránh Quốc lộ 2, Quốc lộ 2B, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 23; đường vành đai 4,5 và đường vành đai 5 của Thủ đô Hà Nội.
Giao thông nội vùng: Gồm 10 hướng tuyến nối với trung tâm đô thị Vĩnh Phúc, trong đó có 01 tuyến đi Lào Cai, 01 tuyến đi Phú Thọ, 02 tuyến đi Tuyên Quang, 02 tuyến đi Thái Nguyên và 04 hướng tuyến đi Thủ Đô Hà Nội.
Trên cơ sở các đường vành đai số 1, số 2, số 3 trong Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, bổ sung 02 đường vành đai số 4 và số 5 kết nối các trung tâm thu hút ngoài đô thị Vĩnh Phúc.
Xây mới tuyến đường sắt khổ rộng 1,43m Hà Nội – Lào Cai; nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai hiện hữu; xây dựng tuyến đường sắt nhẹ (LRT) Bắc Nam, xây dựng tuyến đường sắt du lịch Nội Bài – Vĩnh Phúc.
Xe buýt gồm tuyến xe buýt nhanh (BRT) (Phúc Yên-Vĩnh Yên); các tuyến xe buýt Vĩnh Yên – Tam Đảo; Vĩnh Yên – Chợ Chang; Vĩnh Yên – Tam Sơn; Vĩnh Yên – Việt Trì, Vĩnh Yên – Hà Nội; các tuyến vành đai ngoài, vành đai giữa, vành đai trong và các tuyến khác.
III. Bản Đồ Huyện Và TP Tỉnh Vĩnh Phúc.
3.1 Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên
Bản Đồ Thành Phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế trọng điểm, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Thành phố Vĩnh yên Đây là nơi từng diễn ra trận đối đầu đầu tiên của tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Jean de Lattre de Tassigny: Trận Vĩnh Yên (tháng 1 năm 1951).
Vị trí địa lý Thành Phố Vĩnh Yên:
+ Phía bắc và phía tây giáp huyện Tam Dương
+ Phía nam giáp huyện Yên Lạc
+ Phía đông giáp huyện Bình Xuyên.
+ Phía tây giáp huyện Vĩnh Tường
Thành phố Vĩnh Yên được chia làm 9 đơn vị hành chính, bao gồm 7 phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang và 2 xã: Định Trung, Thanh Trù.
3.2 Bản đồ hành chính thành phố Phúc Yên.
Bản Đồ Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 30 km, cách thành phố Vĩnh Yên 25 km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 5 km. Phúc Yên có chiều dài theo trục Bắc – Nam 24 km, từ phường Hùng Vương đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên.
Vị trí địa lý Thành phố Phúc Yên:
+ Phía đông giáp huyện Sóc Sơn
+ phía nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
+ Phía tây giáp huyện Bình Xuyên
+ Phía bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Thành phố Phúc Yên được chia làm 10 đơn vị hành chính, bao gồm 8 phường: Đồng Xuân, Hùng Vương, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Xuân Hòa và 2 xã: Cao Minh, Ngọc Thanh.
3.3 Bản đồ hành chính huyện Bình Xuyên.
Bản Đồ Huyện Bình Xuyên nằm ở phía đông tỉnh Vĩnh Phúc, Hệ thống sông chính ở Bình Xuyên là sông Cà Lồ và các phụ lưu của nó là sông Phan và sông Cánh.
Vị trí địa lý huyện Bình Xuyên:
+ Phía đông giáp thành phố Phúc Yên và thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
+ Phía tây giáp thành phố Vĩnh Yên, huyện Yên Lạc và huyện Tam Dương
+ Phía nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
+ Phía bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Huyện Bình Xuyên được chia làm 13 đơn vị hành chính, bao gồm 5 thị trấn: Hương Canh (huyện lỵ), Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh, Thanh Lãng và 8 xã: Hương Sơn, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Hợp, Tân Phong, Thiện Kế, Trung Mỹ.
3.4 Bản đồ hành chính huyện Lập Thạch.
bản Đồ Huyện Lập Thạch nằm ở phía tây tỉnh Vĩnh Phúc, Huyện Lập Thạch có diện tích 173,10 km2, dân số năm 2008 là 123.664 người, mật độ dân số đạt 714,4 người/km².
Vị trí địa lý huyện lập Thạch:
+ Phía đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương với ranh giới là sông Phó Đáy
+ Phía tây giáp huyện Sông Lô
+ Phía nam giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (qua sông Lô) và huyện Vĩnh Tường (qua sông Phó Đáy)
+ Phía bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Huyện Lập Thạch được chia làm 20 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị trấn: Lập Thạch (huyện lỵ), Hoa Sơn và 18 xã: Bàn Giản, Đình Chu, Hợp Lý, Liễn Sơn, Quang Sơn, Thái Hòa, Triệu Đề, Văn Quán, Xuân Hòa, Bắc Bình, Đồng Ích, Liên Hòa, Ngọc Mỹ, Sơn Đông, Tiên Lữ, Tử Du, Vân Trục, Xuân Lôi.
3.5 Bản đồ hành chính huyện Sông Lô.
Bản Đồ Huyện Sông Lô nằm ở phía tây tỉnh Vĩnh Phúc có 15.031,77 ha diện tích tự nhiên và 93.984 người với 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 16 xã nói trên.
Vị trí địa lý Huyện Sông Lô:
+ Phía đông giáp huyện Lập Thạch
+ Phía tây giáp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
+ Phía nam giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
+ Phía bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Huyện Sông Lô được chia làm 17 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn Tam Sơn và 16 xã: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Lãng Công, Nhân Đạo, Nhạo Sơn, Như Thụy, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch.
3.6 Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo.
Bản Đồ Huyện Tam Đảo nằm ở phía bắc tỉnh Vĩnh Phúc có Diện tích tự nhiên của huyện là 23.641,60 ha (236,42 km²), trong đó có hơn 120 km² là thuộc vườn quốc gia Tam Đảo.
Vị trí địa lý Huyện Tam Đảo:
+ Phía đông giáp huyện Bình Xuyên
+ Phía tây giáp huyện Lập Thạch với ranh giới là sông Phó Đáy
+ Phía nam giáp huyện Tam Dương
+ Phía bắc giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Huyện Bình Xuyên có 13 đơn vị hành chính, gồm 5 thị trấn: Hương Canh (huyện lỵ), Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh, Thanh Lãng và 8 xã: Hương Sơn, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Hợp, Tân Phong, Thiện Kế, Trung Mỹ.
3.7 Bản đồ hành chính huyện Tam Dương.
Bản Đồ Huyện Tam Dương nằm ở trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, Huyện Tam Dương có địa hình đồi thấp là chủ yếu. Phần phía tây huyện có con sông Phó Đáy, một phụ lưu của sông Lô, chảy qua. Diện tích tự nhiên của Tam Dương là 107,13 km².
Vị trí địa lý Huyện Tam Dương:
+ Phía đông giáp huyện Bình Xuyên
+ Phía tây giáp huyện Lập Thạch với ranh giới là sông Phó Đáy
+ Phía nam giáp thành phố Vĩnh Yên và hai huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc
+ Phía bắc giáp huyện Tam Đảo.
Huyện Tam Dương được chia làm 13 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn Hợp Hòa và 12 xã: An Hòa, Đạo Tú, Đồng Tĩnh, Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Hợp Thịnh, Hướng Đạo, Kim Long, Thanh Vân, Vân Hội.
3.8 Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường.
Bản Đồ Huyện Vĩnh Tường nằm ở phía tây nam tỉnh Vĩnh Phúc,Huyện có diện tích 142 km², dân số năm 2019 là 205.345 người, mật độ dân số đạt 1.446 người/km².
Vị trí địa lý Huyện Vĩnh Tường:
+ Phía đông giáp huyện Yên Lạc và huyện Tam Dương
+ Phía tây giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
+ Phía nam giáp thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ thuộc thành phố Hà Nội
+ Phía bắc giáp huyện Lập Thạch.
Huyện Vĩnh Trường được chia làm 28 đơn vị hành chính, bao gồm 3 thị trấn: Vĩnh Tường (huyện lỵ), Thổ Tang, Tứ Trưng và 25 xã: An Tường, Bình Dương, Bồ Sao, Cao Đại, Chấn Hưng, Đại Đồng, Kim Xá, Lũng Hòa, Lý Nhân, Nghĩa Hưng, Ngũ Kiên, Phú Đa, Tam Phúc, Tân Phú, Tân Tiến, Thượng Trưng, Tuân Chính, Vân Xuân, Việt Xuân, Vĩnh Ninh, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thịnh, Vũ Di, Yên Bình, Yên Lập.
3.9 Bản đồ hành chính huyện Yên Lạc.
Bản Đồ Huyện Yên Lạc nằm ở phía nam tỉnh Vĩnh Phúc, huyện có diện tích 107,65 km², dân số là 156.456 người, mật độ dân số đạt 1.453 người/km². Dân số phân theo thành thị là 14.986 người, dân số phân theo nông thôn là 141.470 người.
Vị trí địa lý Huyện Yên Lạc:
+ Phía đông giáp huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
+ Phía tây giáp huyện Vĩnh Tường
+ Phía nam giáp huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội với ranh giới là sông Hồng
+ Phía bắc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương.
Huyện Yên Lạc được chia làm 17 được đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn Yên Lạc và 16 xã: Bình Định, Đại Tự, Đồng Cương, Đồng Văn, Hồng Châu, Hồng Phương, Liên Châu, Nguyệt Đức, Tam Hồng, Tề Lỗ, Trung Hà, Trung Kiên, Trung Nguyên, Văn Tiến, Yên Đồng, Yên Phương.