NĂM 2022: CÒN BAO NHIÊU NGÀY NỮA TẾT? – ĐẾM NGƯỢC ĐẾN TẾT NGUYÊN ĐÁN
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi Tết Âm Lịch, Tết Ta, Tết Cổ Truyền, Tết Cả) là dịp lễ đầu năm được tổ chức vào mồng 1 tháng Giêng theo lịch âm. Đây được coi là dịp lễ quang trọng nhất của Việt Nam, ảnh hưởng từ văn hóa lễ Tết Trung Hoa và một số nước Đông Á.
Nguyên nghĩa của Tết chính là “tiết”. Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thời”) trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán
Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “Đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.
Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Theo văn hóa học và lễ hội học, Tết Nguyên Đán là một lễ lạt, sinh hoạt văn hóa theo mùa; là một hội lễ nông nghiệp, một nghi thức nông nghiệp.