Trang chủ Bất động sản Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

0

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ được UBND TP.Hà Nội dự kiến phê duyệt vào tháng 6/2021, đây sẽ là điểm nhấn mạnh mẽ  hứa hẹn sẽ tạo sức bật mạnh mẽ cho các dự án bất động sản ven sông. 

Quy hoạch dự kiến thiết lập sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo của thành phố, gắn với trục hồ Tây – Cổ Loa, tạo thành trọng tâm bố cục không gian cho đô thị trung tâm Hà Nội. Từ đó sẽ hình thành hệ thống công viên, công trình mang tính biểu tượng của thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch…

Đồ án quy hoạch cũng hướng đến cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng. Đồng thời phát triển hệ thống đường trục và hệ thống mạng lưới đường ven sông, đường dành cho người đi bộ và xe đạp.

Quy hoạch này cũng hướng đến giải pháp đường kết hợp đê cho từng khu vực và trên toàn tuyến dài 40km. Cụ thể, với đê chính, các tuyến đê đoạn qua khu vực nội ô sẽ giữ theo hiện trạng là đường liên khu vực có mặt cắt ngang 4-6 làn xe, các đoạn còn lại nâng cấp thành đường chính khu vực với quy mô 4 làn xe. Với khu vực ven sông, sẽ hình thành đường ven sông, đường đô thị quy mô 6 làn xe mỗi bên sông.

Theo viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy, trước đây mọi người nói “Hà Nội quay lưng vào sông Hồng”, nhưng với quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang xin ý kiến, “Hà Nội sẽ quay mặt vào sông Hồng để phát triển”.

 

Đồ án quy hoạch phân khu đô thị phải đảm bảo phù hợp với các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

  • Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26-7-2011);
  • Quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18-2-2016)
  • Phù hợp với các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác có liên quan,… theo Luật Quy hoạch năm 2017, tuân thủ các Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn chuyên ngành.
  • Có một thực tế, các thành phố lớn trên thế giới đều tập trung các công trình kiến trúc, công viên cảnh quan – cảng thị quan trọng và đẹp nhất bên các dòng sông họ coi đó chính là bộ mặt của đô thị, là lịch sử và thước đo của sự phồn vinh.

Sông Seine của Paris nổi tiếng thơ mộng bởi hàng chục cây cầu mang vẻ đẹp kiến trúc cùng lịch sử riêng biệt, hòa cùng với đó là sự yên bình, phẳng lặng, in bóng những hàng cây xanh mướt cùng các công trình lịch sử ở đôi bờ. Có lẽ cũng chính vì điều đó mà hai bên bờ sông Seine của thành phố Paris đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1991.

Sông Thames ở London chảy qua những làng mạc, lâu đài, thị trấn cũng như sở hữu những chiếc cầu nổi tiếng không chỉ vì đẹp như tranh vẽ mà còn có bề dày lịch sử lâu đời. Cùng với đó là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Tất cả đã khiến dòng sông này trở thành biểu tượng của xứ sương mù.

Sông Mátxcơva toát lên nét bí ẩn và vẻ đẹp độc đáo. Từ một du thuyền, hay lang thang tản bộ trên bờ sông Mátxcơva, du khách đều có thể hướng mắt nhìn thấy Sparrow Hills, Nhà thờ Chúa Cứu thế, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, điện Kremlin… – những kiến trúc của thành phố Mátxcơva đẹp và vô cùng lãng mạn như tâm hồn Nga.

Ở nước ta, tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế và nhiều đô thị khác, các dòng sông chảy qua những thành phố này đã và đang ngày một đẹp hơn nhờ việc quy hoạch và phát triển đô thị hai bên bờ. Dòng sông đã và đang trở thành tấm gương phản ánh văn minh đô thị. Những kinh nghiệm quy hoạch xây dựng hai bên sông trên thế giới rất đáng để Hà Nội nghiên cứu nhằm thực hiện khát vọng thành phố sông Hồng.

Theo: Duan24h  tổng hợp

Đánh giá post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây