Nội dung
Tiểu Sử Doanh Nhân Đặng Lê Nguyên Vũ là một trong những người thành công trên con đường từ số 0 tròn trĩnh. “Ông Vua cà phê việt” là “linh hồn” của thương hiệu cà phê Trung Nguyên, người khai sáng triết lý cà phê và nâng ý nghĩa kinh doanh lên giá trị mới. Nhưng khi đối mặt với đổ vỡ hôn nhân, ông lại khiến cho nhiều người trăn trở “Tiền nhiều để làm gì?”
I. Tiểu sử Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ.
Tên đầy đủ: Đặng Lê Nguyên Vũ | Năm sinh: 10 tháng 2, 1971 |
Chức vụ: Nhà sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. | Nghề nghiệp: Doanh nhân |
Nổi tiếng: Thương hiệu Trung Nguyên và ly hôn bà Lê Hoàng Diệp Thảo | Quê quán: Ninh Hòa, Khánh Hòa, Việt Nam |
Vợ/chồng: Vợ: Lê Hoàng Diệp Thảo (1998 – 2019) | Nơi cư trú: Buôn Ma Thuột |
Tài sản: Đang cập nhật | Quốc tịch: Việt Nam |
Con cái: Đặng Lê Trung Nguyên, Đặng Lê Bình Nguyên, Đặng Lê Thảo Nguyên, Đặng Lê Tây Nguyên | Dân tộc: Kinh |
II. Đặng Lê Nguyên Vũ là ai ?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971) là một doanh nhân nổi tiếng Việt Nam. Ông là nhà sáng lập, đồng thời là chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là “Vua Cà phê Việt Nam”.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ Khởi nghiệp bằng con đường cà phê, ông Vũ không chỉ làm sáng thương hiệu kinh doanh của mình. Ông còn nâng tầm ý nghĩa kinh doanh, là người khai sáng triết lý cà phê Trung Nguyên hình thành đạo cà phê với Học thuyết cà phê, “cà phê triết đạo nhân sinh” thể hiện sự đóng góp của cà phê đối với nhân loại. Ông cũng là người đưa nước Việt trở thành “thánh địa cà phê” toàn cầu.
Theo giới doanh nhân phương Tây, tài sản cá nhân của ông Đặng Lê Nguyên Vũ có thể lên tới 100 triệu USD . Khi được Forbes vinh danh “ Vua cafe Việt “ ông cùng với chủ tịch Vinamilk Kiều Liên , là một trong số những doanh nhân Việt được Forbes ca ngợi.
III. Sự nghiệp của Doanh Nhân Đặng Lê Nguyên Vũ.
Năm 1981: bố ông gặp trọng bệnh, gia cảnh sa sút, hình thành ý chí làm giàu trong ông.
Năm 1992: nhập học khoa Y , Đại học Tây Nguyên . Vừa đi học ông vừa đi làm kiếm sống.
Năm 1996: hợp tác với 3 người bạn lập nên “Hàng cà phê Trung Nguyên ”, bấy giờ chỉ là một cơ sở rang xay với diện tích vài m2 và chiếc máy rang bằng tay cũ kĩ, và công việc giao cà phê rang xay cho các quán khác.
Năm 1998: công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh, được nhắc đến như là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu và bắt đầu xuất hiện các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên.
Từ năm 2000: thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ bắt đầu được nhiều người biết đến.
Năm 2005: Hãng cà phê Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua tất cả các đối thủ nước ngoài. Cà phê Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại Sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia.
IV. Lịch sử hình thành tập đoàn Cà Phê Trung Nguyên.
Theo thông tin chính xác về nguồn gốc của thương hiệu “Cà phê Trung Nguyên”, sự thật không hề có câu chuyện “cùng nhau khởi nghiệp trong gian khó” của Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo. Trung Nguyên được sáng lập bởi ông Đặng Mơ (tức cha ruột của Đặng Lê Nguyên Vũ) từ năm 1986.
Năm 1996: ông Vũ chính thức trực tiếp quản lý công ty của cha. Hai năm sau đó, ông kết hôn với bà Thảo. Bấy giờ công ty chỉ mới là một cơ sở rang xay với diện tích vài m2 cùng với chiếc máy rang cà phê thủ công.
Hai năm sau (năm 1998), công ty Trung Nguyên chính thức “đáp sân” Sài Gòn lần đầu tiên tại 587 Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận). Với mục tiêu mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu. Kể từ đó các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện phổ biến trên toàn quốc.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên : Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG ) với các ngành nghề chính thức bào gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng .
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam , hiện nay Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như : Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraia. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng một hệ thống hơn 1000 cửa hang tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
Tính đến tháng 11/2018, chuỗi cửa hàng nhượng quyền Trung Nguyên Legend Cafe có 64 cửa hàng, đứng thứ 3 Việt Nam sau The Coffee House với 133 cửa hàng và Highlands Coffee với 233 cửa hàng.
V. Những câu nói hay của Đặng Lê Nguyên Vũ.
Không cần phi thường, chỉ cần đồng cảm. Dĩ nhiên tôi là người nghiêm khắc, nhưng tôi cũng là người sẵn sàng tin và dám chấp nhận trả giá.
Dân thành phố và thế hệ thanh niên hiện nay quá yếu ớt. Mới áp lực một chút đã phải giảm stress, phải tìem kiến sự cân bằng, thế là không được. Muốn phát triển phải tự gây sức ép cho mình.
Người khác làm được thì ta làm được. Nước khác làm được. Ta nhất định làm được.
Đàn ông cần nhất là mạnh mẽ, còn bao dung thì hãy để cho phụ nữ. Tốt nhất, đàn ông chỉ nên là đàn ông và phụ nữ chỉ nên là phụ nữ.
Muốn thành công thì phải có khát vọng. Muốn hạnh phúc phải phụng sự. Trách nhiệm càng cao vinh quang càng lớn.
Nếu đặt mục tiêu xóa nghèo thì cứ nghèo mãi. Còn nếu đặt mục tiêu làm giàu, thì cái nghèo tự khắc sẽ biến mất lúc nào không biết.
Tôi và Trung Nguyên muốn góp phần tạo nên một dân tộc hình mẫu, dẫn dắt – có khát khao vĩ đại với lòng tin và tâm huyết đặt vào thế hệ trẻ.