Nội dung
Tiểu sử doanh nhân Trần Bá Dương được biết đến là người sáng lập và Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO). Theo Forbes (Mỹ) công bố thì ông nằm trong danh sách tỷ phú dollar của Việt nam và đang sở hữu khối tài sản 1,6 tỷ USD (năm 2021), Thaco trở thành công ty ô tô lớn nhất của Việt Nam với thị phần ô tô chiếm 32%.
I. Tiểu sử Doanh nhân trần Bá Dương.
Tên thật | Trần Bá Dương |
sinh năm | 01/04/1960 |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nơi sinh | Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế |
Nơi ở | Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Trình độ | Kỹ sư cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM – VN |
chức vụ | Chủ tịch Hội đồng quản trị THACO Tổng Giám đốc Đại Quang Minh |
Gia Đình | Vợ : Viên Diệu Hoa Con : Trần Viên Ngọc Trân Trần Viên Ngọc Oanh |
khối tài sản | 1,76 tỷ USD (6.3.2018) |
II. Quá trình khởi nghiệp xây dựng THACO
Năm 1983, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa TP HCM, ông xin vào làm công nhân sửa chữa ô tô, công việc đầu tiên của là vét mỡ bò.
Ông trăn trở nhiều đêm và nhận ra rằng mình thiếu kinh nghiệm nhưng bù lại là có kiến thức, cần phát huy thế mạnh của mình.
Ngoài giờ làm, ông tìm đến các người thợ lành nghề để học những kinh nghiêm. Khi đã vững vàng về thực tế, ông nghiên cứu những chi tiết sửa chữa theo phương pháp khoa học, qua đó giúp cho người thợ đỡ nhọc nhằn hơn, nên ông đã thuyết phục được họ tin vào tấm bằng kỹ sư của mình.
Với những kiến thức cộng với kinh nghiệm đã tích lũy, ông manh dạn đưa ra dự án : “Chuyển đổi tay lái nghịch” và may mắn được Bộ GTVT chấp nhận và thành công.
Đến năm 1997, ông đã dồn tất cả nguồn lực của gia đình, bà con nội ngoại để lập công ty. Đó là cái mốc thời gian quan trọng cho Công ty ô tô Trường Hải hôm nay và cũng là cái mốc quan trọng của doanh nhân Trần Bá Dương trong hành trình thực hiện ước mơ của mình.
Đến cuối năm 2003, Trần Bá Dương đã quyết định lựa chọn Chu Lai – Quảng Nam để cho ra đời Khu liên hợp Sản xuất ô tô Chu Lai – Trường Hải. Giờ đây, ước mơ năm nào của ông đã thành hiện thực.
Ngày 25/3/2018, tại Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải thuộc Khu Kinh tế mở Chu Lai, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) đã tổ chức Lễ khánh thành nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda lớn nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á.
Qua thời gian, THACO không ngừng phát triển và lớn mạnh dần dịch chuyển thành công ty đa ngành với các lĩnh vực đầu tư chủ lực gồm : Ô tô & Cơ khí, Nông lâm nghiệp, Đầu tư – Xây dựng, Thương mại – Dịch vụ, Logistics.
Vào quý 2, THACO đã công bố kế hoạch đầu tư của năm 2021 cho 4 lĩnh vực chính lên tới trên 17.000 tỷ đồng, lớn hơn nhiều so với mức 7.586 tỷ đồng đã thực hiện năm 2020.
Con số này mới chỉ tính cho 4 trong 5 lĩnh vực kinh doanh chính của THACO là ô tô – cơ khí, nông nghiệp (thông qua rót vốn vào HAGL Agrico), bất động sản – hạ tầng và logistics.
Còn lĩnh vực thương mại dịch vụ, mới đây doanh nghiệp đã có thương vụ mua lại 100% vốn của E-Mart Việt Nam từ E-Mart Hàn Quốc.
Thaco kỳ vọng việc tích hợp siêu thị Emart với các mặt hàng khác, cùng với showroom ô tô, kết hợp các trung tâm hội nghị, ăn uống, vui chơi giải trí không chỉ tạo thành một hệ sinh thái khép kín đáp ứng toàn diện nhu cầu khách hàng, nó còn giúp Thaco đưa các sản phẩm nông nghiệp của HAGL Agrico đến với thị trường nội địa.
III. Bước “rẽ chân” sang bất động sản với Đại Quang Minh.
Xác lập vị thế vững trãi của mình với ngành sản xuất ô tô, doanh nhân Trần Bá Dương quyết thử sức với bất động sản khi từ nhiệm TGĐ Thaco (vẫn tiếp tục nhiệm vụ Chủ tịch HĐQT) đồng thời làm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Đại Quang Minh.
Công ty Đại Quang Minh được thành lập năm 2011 với cơ cấu gồm 4 cổ đông là : Thaco nắm 45% vốn, Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh nắm 37,5%, ông Trần Đăng Khoa và Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế và Tư vấn đầu tư Invecon nắm 17,5%.
Hiện tại cơ cấu cố đông có sự thay đổi khi Thaco đang nắm giữ 90% cổ phần của Đại Quang Minh, ông Trần Đăng Khoa giữ 5%, còn lại là các cổ đông khác.
Đại gia bất động sản này đang sở hữu Khu đô thị Sala rộng hơn 106 ha cùng 150 ha Lâm Viên sinh thái tại Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM).
Vào năm 2014, Đại Quang Minh cũng bỏ ra 8.265 tỷ đồng để đầu tư 4 tuyến đường tuyến đường tại Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 2 theo hình thức BT.
Đến tháng 10/2019, ông Trần Bá Dương thông qua Đại Quang Minh sở hữu 100% vốn tại dự án khu phức hợp Hoàng Anh Myanmar – dự án bất động sản cuối cùng của Hoàng Anh Gia Lai, đánh dấu sự chia tay của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đối với lĩnh vực bất động sản.
Đại Quang Minh sẽ chịu trách nhiệm chính đầu tư phát triển giai đoạn 2 của dự án HAGL Myanmar với tổng vốn đầu tư ước tính hơn 7.400 tỷ đồng.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản thống nhất cho CTCP Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh (ông Trần Bá Dương là Chủ tịch HĐQT) nghiên cứu khảo sát, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch khu đô thị phía Đông TP Đà Lạt rộng 530 ha.
Cụ thể, gồm một phần phường 9 (quy hoạch phân khu A9, B3), phường 11 (quy hoạch phân khu Ca, C2, C3) và phường 12 (khu vực hồ Than Thở).
Bài Viết Liên Quan:
- Tiểu sử Nguyễn Đăng Quang – Doanh nhân tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chủ tịch tập đoàn Masan.
- Tiểu sử Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết “Tỷ phú USD”
- Tiểu Sử Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức – ” Bầu Đức”
Theo: Duan24h.net