Outline
ToggleTỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE (Return on common Equyty), là chỉ số tài chính quan trọng đối với các cổ đông, đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Tỷ số này giúp nhà đầu tư xem công ty sẽ sử dụng tiền của họ để tạo ra lợi nhuận hiệu quả như thế nào. Tỷ lệ này thường được sử dụng để so sánh sức khỏe của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành và với thị trường rộng lớn hơn, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Công thức tính :
Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường.
Chúng ta lấy chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.
– Vốn chủ sở hữu bình quân = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ)/2
– Số liệu để tính chỉ tiêu này, lấy trên bảng cân đối kế toán (báo cáo tình hình tài chính của Doanh nghiệp).
Ý nghĩa của chỉ số ROE
Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Những cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn. Và tất yếu những cổ phiếu có chỉ số ROE cao cũng có giá cổ phiếu cao hơn.
– So sánh chỉ tiêu ROE với lãi suất ngân hàng. Chỉ nên đầu tư vào các công ty có chỉ tiêu ROE cao hơn lãi suất ngân hàng.
– Cần so sánh chỉ tiêu ROE của kỳ này so với kỳ trước, so với kế hoạch và so sánh với trung bình ngành.
– Những ngành nghề khác nhau sẽ có tiêu chuẩn về ROE khác nhau. Các ngành có xu hướng đầu tư vốn chủ sở hữu nhiều thì sẽ có ROE thấp hơn các ngành đầu tư vốn chủ sở hữu ít.
ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu công ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.
ROE > Lãi vay ngân hàng: thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương trường chưa, nhằm xem xét công ty này có khả năng tăng ROE trong tương lai hay không.
ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.
Chỉ số ROE bao nhiêu là “tốt”?
Một trong những tiêu chí đánh giá công ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, thì chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu 15%.
ROE được coi là tốt hay xấu có thể phụ thuộc vào ROE trung bình trong ngành của công ty. Một số ngành có xu hướng có ROE cao hơn những ngành khác (hoặc yêu cầu ít vốn tự có hơn để hoạt động). Do đó, so sánh ROE thường có ý nghĩa nhất giữa các công ty trong cùng ngành. Và định nghĩa tỷ lệ “cao” hoặc “thấp” nên được đưa ra trong bối cảnh này.
Khi xem xét tính toán chỉ số ROE của một công ty, các chuyên gia thường không đánh giá theo một năm lẻ, mà tính trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Công ty có ROE trong 3 năm liên tiếp >20% thì được xem là có sức cạnh tranh tốt.
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
– ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
– ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.
Theo Vndicy.con tổng hợp